Hiệp thương chính trị và hòa giải quân sự Quốc-Cộng_nội_chiến_lần_thứ_hai

Tháng 8 năm 1945 Mao Trạch Đông cùng đoàn đại biểu đến Trùng Khánh tham gia hội nghị tương lai Trung Quốc với Tưởng Giới Thạch. Đàm phán chủ yếu của Đảng Cộng sản là Chu Ân LaiVương Nhược Phi, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là Vương Thế Kiệt, Trương Quần, Trương Trị Trung, Thiệu Lực Tử tham gia tiến hành. Diên An đề xuất chiến lược mới với Liên Xô "phía bắc phát triển,phía nam phòng ngự", hy vọng Moskva hỗ trợ các khu vực Đông Trung Quốc, Hoa Bắc, Đông Bắc và khu vực giáp Liên Xô thành lập các căn cứ đấu tranh chính trị. Hai bên Quốc Cộng đã đi đến ký Hiệp định Song Thập (10-10-1945), trong đó quy định những biện pháp bảo vệ hoà bình ở trong nước, xác định việc triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị. Hiệp định ghi rõ: "kiên quyết tránh nội chiến, lấy hoà bình, dân chủ, đoàn kết, thống nhất làm cơ sở, xây dựng nước Trung Hoa mới độc lập, dân chủ và giàu mạnh".

Tháng 1 năm 1946, Hội nghị Chính trị Hiệp thương được triển khai tại Trùng Khánh với các đại biểu của Quốc, Cộng và Đảng Dân Minh (Đảng Đồng minh dân chủ), đảng Thanh niên, và nhân sĩ không đảng phái. Tiến trình Hội nghị diễn ra rất gay gắt giữa 3 lực lượng và 3 đường lối chính trị khác nhau, tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của Đảng Cộng sản và áp lực đấu tranh của nhân dân, Hội nghị đã thông qua 5 Nghị quyết về Tổ chức Chính phủ, Quốc hội, Cương lĩnh hòa bình xây dựng đất nước, Dự thảo hiến pháp và vấn đề quân sự. Thỏa thuận quy định chính phủ sau cải tổ thành Ủy ban Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cơ quan hành pháp tối cao, quy định Quốc Dân Đảng chiếm một nửa số Ủy viên,một nửa số còn lại do các Đảng phái và người có tài tổ chức thành, tu chính cần có 2/3 số Ủy viên tán thành; áp dụng theo thỏa thuận, Đảng Cộng sản thảo luận làm cơ sở cho "Cương lĩnh hòa bình kiến quốc", nhất trí thực hiện đường lối hòa bình dân chủ theo hiến pháp; nhất trí đồng ý tổ chức lại quân đội Quốc Cộng, thực hiện Quốc hữu hóa quân đội; Ngày 25 tháng 2 Quốc Cộng đạt thỏa thuận song phương về việc tổ chức lại quân đội; Ngày 6 tháng 3 Mao Trạch Đông đề xuất phục viên làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu giải ngũ 1/3, giai đoạn 2 giải ngũ 1/3. Tại thời điểm đó Đảng Cộng sản có 1.300.000 quân, sau 2 giai đoạn giải ngũ còn 40 vạn. Do xuất ngũ quá nhiều quân nên Đảng Cộng sản rơi vào tình thế nguy hiểm.

Đầu tháng 1 năm 1946 dưới sự trung gian của Marshall, Quốc Cộng đạt được lệnh đình chiến tháng 1, để chuẩn bị cho Hội nghị Chính trị hiệp thương. Tháng 2 Quốc Cộng quyết định phương án chỉnh sửa thống nhất quân Quốc Cộng vì Quân đội Quốc gia, nghị quyết về vấn đề quân sự quy định phải dựa vào chế độ dân chủ, cải cách chế độ quân sự và tổ chức lại quân đội, thực hiện sự phân lập giữa quân đội và đảng phái, sự phân trị giữa quân đội và nhân dân.

Liên Xô rút quân khỏi khu vực Đông Bắc, Quốc Dân đảng gây ra xung đột tại khu vực này. 1 tháng 3 năm 1946 Liên Xô cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc biết họ sắp rút quân, 6 tháng 4, Đảng Cộng sản tiến hành chiếm lĩnh Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ và một số trung tâm đô thị khác. Hoa Kỳ hỗ trợ vận chuyển vũ khí trang thiết bị và nhân lực cho Quốc Dân lên vùng Đông Bắc, quân Trung Hoa Dân Quốc tấn công Đảng Cộng sản, gây suy giảm tình hình cho phía Đảng Cộng sản tại khu vực Đông Bắc. Vào lúc đó sau khi quân đội Liên Xô rút được vài tiếng, Đảng Cộng sản liền cho quân tiếp quản được Trường Xuân vào 8 tháng 4. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cho rằng đã có vi phạm trong "lệnh đình chiến 1 tháng", vào tháng 4 toàn tuyến khu vực Đông Bắc Trường Xuân xảy ra xung đột với quy mô lớn. Lâm Bưu đưa 30 vạn quân dự bị tập trung tại khu Tứ Bình và khu vực phụ cận để ngăn chặn bước tiến Quốc Quân. Đỗ Duật Minh của Quốc quân chuyển đến xem xét tình hình, đầu tháng 5 bắt đầu phát động phản công tại Đông Bắc. 3 tháng 5 Quốc quân chiếm được Bản Khê, chiến đấu 1 dải khu Tứ Bình. 19 tháng 5 chiếm được Tứ Bình, sau chiến dịch thứ 2 Tứ Bình, Lâm Bưu bị trọng thương tại trụ sở, Quốc quân truy kích tới bờ sông Tùng Hoa. 23 tháng 5 Quốc quân chiếm Trường Xuân, 28 tháng 5 chiếm Cát Lâm, 5 tháng 6 uy hiếp Cáp Nhĩ Tân. Marshall nỗ lực với Tưởng Giới Thạch đạt thỏa thuận "lệnh đình chiến tháng 6" (ngày 6 tháng 6), đồng ý Đông Bắc ngưng chiến trong 15 ngày sau đó mở rộng 8 ngày. Trong thời gian ngưng chiến,Tưởng yêu cầu Đảng Cộng sản phải rút khỏi Tô Bắc (Giang Tô), đường sắt Tế Nam, Thừa Đức, Cổ Bắc Khẩu trấn (thuộc Bắc Kinh), và Cáp Nhĩ Tân. Đảng Cộng sản phản bác cự tuyệt.

Tháng 3 năm 1946, phiên họp thứ 2 Đảng Quốc Dân khóa 6 về sửa đổi Hiến pháp đã kịch liệt phản đối Đảng Cộng sản. Trùng Khánh - Nam Kinh Quốc Cộng đồng ý đàm phán, đồng thời xung đột vẫn tiếp diễn, 2 bên ảnh hưởng tới nhau. Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục hoạt động công khai tại khu vực quản lý, tại Trung Khánh phát hành báo "Tân hoa Nhật báo", vì thế Quốc quân công khai bùng phát quyết liệt. Tổng thống Truman, Marshall hạ lệnh từ 29 tháng 7 năm 1946 tới 26 tháng 5 năm 1947, Hoa Kỳ chính thức cấm vận vũ khí Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Sau khi kết thúc chiến tranh, tướng Wedemeyer đã tố cáo với Quốc hội Hoa Kỳ, năm 1947 Tổng thống Truman đã quyết định ngừng huấn luyện quân sự cho quân đội Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đối với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thực thi cấm vận vũ khí, các nhà báo phương Tây đồng ý với chính sách Hoa kỳ đồng thời phê bình và chỉ trích Quốc Dân Đảng. Dẫn tới tinh thần binh sĩ Trung Hoa Dân Quốc giảm sút, dẫn tới sự thất bại của quân đội Trung Hoa Dân Quốc.